Ảnh hưởng Bão_Cecil_(1985)

Tại Philippines, vùng xoáy thấp trước khi mạnh lên thành bão Cecil đã đổ bộ vào khu vực phía Đông Bắc của đảo Mindanao.[3] Nó đã gây ra mưa lớn và làm phá hủy hoặc chìm 70 tàu thuyền đánh bắt cá trong khu vực thành phố Iloilo của quốc gia này.[7]

Đêm ngày 15 tháng 10, rạng sáng ngày 16 tháng 10 năm 1985 (tức đêm mùng 2 rạng sáng mùng 3 tháng 9 âm lịch năm Ất Sửu), cơn bão số 8 - Cecil đã đổ bộ vào khu vực tỉnh Bình Trị Thiên,[10][11] và hoàn lưu bão đã quét qua cố đô, thành phố Huế.[12] Áp suất thấp nhất được ghi nhận trong cơn bão này khi đổ bộ Việt Nam là 959,9 mbar.[13] Cơn bão đã gây gió mạnh cấp 11, 12 cho khu vực Trung Trung Bộ[9] và mưa lớn, lũ lụt cho toàn bộ miền Trung của Việt Nam.[14][15][16] Ở cửa Thuận An, nước dâng cao lên đến 1,9 mét và tràn vào bờ.[9] Hầu hết các hộ dân sống trong vùng ngập lụt phải đi di dời ra khỏi nơi nguy hiểm.[15] Gió mạnh do bão đã gây ra mất điện, thiếu nước sạch trên diện rộng cho một số tỉnh miền Trung Việt Nam.[17]

Thành phố Huế ngày nay

Cơn bão số 8 đã đi vào ký ức không thể phai nhòa của hàng triệu người dân sống và đã từng sống trên mảnh đất "Thần Kinh" bởi thiệt hại của nó gây ra rất lớn, được xem là một "cơn ác mộng" đối với người dân Huế.[10][14] Họ so sánh cơn bão này với trận bão rất mạnh xảy ra vào năm Giáp Thìn, 1904.[14] Đây được xem là trận bão lớn nhất trong 100 năm qua tại khu vực này.[8][9] Tại thành phố Huế, ba nghìn cây cổ thụ bị gãy đổ, người dân ở đây xem thảm cảnh do trận bão này gây ra là "một cuộc đại tang khiến cụ Nguyễn Tuân bị sốc một thời gian dài".[14] Bão cũng đã cuốn trôi hầu hết hệ thống nò sáo[nb 6] trên khu vực hệ đầm phá Tam Giang-Cầu Hai.[18] Trụ sở của Chính phủ Cách mạng Lâm thời Cộng hòa Miền Nam Việt Nam tại tỉnh Bình Trị Thiên (khu vực thuộc tỉnh Quảng Trị ngày nay) cũng đã bị cơn bão số 8 phá hủy hoàn toàn, chỉ còn khu Nhà làm việc của Chính phủ và nhà nghỉ của các Đại sứ là nguyên vẹn, những dãy nhà khác chỉ là nền móng và bia đá ghi dấu.[19]

Ngoài tỉnh Bình Trị Thiên, cơn bão cũng có những tác động lớn đến hai tỉnh lân cận khác là Nghệ TĩnhQuảng Nam-Đà Nẵng.[nb 7][20][21] Tại hai tỉnh này ghi nhận 485 ngôi nhà bị sập hoàn toàn, 879 ngôi nhà bị hư hỏng. Có 10,000 ha (25 mẫu Anh) hoa màu bị ngập úng, hỏng hoàn toàn cùng nhiều thiệt hại về nhân mạng.[21] Đây là cơn bão thứ hai trong chuỗi ba cơn bão tiến vào phía Bắc miền Trung trong tháng 10 năm 1985, cơn trước đó là bão Andy (bão số 7) cũng đổ bộ vào tỉnh Bình Trị Thiên.[11][22]

Tổng hợp toàn bộ thiệt hại do cơn bão gây ra tại Việt Nam như sau: 702 người thiệt mạng;[nb 8] 128 người mất tích; 560 nghìn người mất nhà; 200 nghìn ngôi nhà bị hư hỏng; 70 nghìn héc ta hoa màu bị mất trắng; hàng loạt thuyền bè, trường học, bệnh viện, nhà cửa, cột điện và các công trình dân sinh khác bị sập đổ và hư hỏng hoàn toàn; nhiều di tích lịch sử văn hóa cũng bị phá hủy.[8][9][11] Thiệt hại về vật chất ước tính là ít nhất 65 triệu đô la Mỹ, nhưng con số thực sự thì nhiều hơn thế.[3][11][21] Do thiệt hại từ bão gây ra rất nặng nề, chính phủ Việt Nam đã kêu gọi những sự hỗ trợ từ quốc tế.[21][24]

Sau khi vượt qua biên giới Việt-Lào, bão đi vào đất liền địa phận Lào và sau đó là Thái Lan.[3] Hoàn lưu của cơn bão đã gây ra mưa lớn tại các nước này. Những trận mưa lớn do bão gây ra đã làm chết 1 người tại Thái Lan.[7][25]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Bão_Cecil_(1985) http://125.235.8.196:8080/dspace/bitstream/CEID_12... http://65.182.2.242/docum/crid/Mayo2004/pdf/eng/do... http://articles.latimes.com/1985-10-30/news/mn-119... http://www.atms.unca.edu/ibtracs/ibtracs_current/b... http://pdf.usaid.gov/pdf_docs/pnabe046.pdf http://www.hko.gov.hk/publica/tc/tc1985.pdf http://cidbimena.desastres.hn/pdf/eng/doc11941/doc... http://reliefweb.int/report/viet-nam/viet-nam-typh... http://reliefweb.int/sites/reliefweb.int/files/res... http://archive.is/GWThD